Chính phủ của Quận công de Choiseul (1758–1770) Louis XV của Pháp

Étienne-François de Choiseul

Louis tấn phong Quận công de Choiseul làm Thượng thư Bộ Ngoại giao ngày 3 tháng 12 năm 1758, theo tiến cử của Madame de Pompadour. Năm 1763, Choiseul được thăng làm Thượng thư bộ Chiến tranh, còn chức ở Bộ Ngoại giao chuyển cho người anh em họ của ông ta, Quận công de Praslin. Vài tháng sau, ông ta được kiêm nhiệm Thượng thư Hải quân, trở thành nhân vật quyền lực và có ảnh hưởng nhất trong chính phủ. Ở trong hội đồng và chính phủ, ông là người đứng đầu phe philisophe, bao gồm Madame de Pompadour, cố gắng xoa dịu Nghị viện và phe Jansen. Trên mặt trân ngoại giao, ông đàm phán một "Hiệp ước gia đình" với quân vương nhà Bourbon của Tây Ban Nha (1761); tức Hiệp ước Paris năm 1761, và hoàn thành việc sáp nhập Lorraine vào Pháp (1766) sau cái chết của Stanisław Leszczyński, Quận công xứ Lorraine cũng là nhạc phụ của nhà vua. Ông sáp nhập Corsica vào Pháp (1768), và đám phán hôn nhân cho cháu nội nhà vua, vị vua tương lai Louis XVI với Marie Antoinette của Áo (1770).

Thành tựu đáng chú ý nhất của ông là cải cách hiện đại hóa quân đội Pháp, dựa trên những bài học kinh nghiệm từ Chiến tranh Bảy năm. Thời Choiseul, chính phủ, thay vì các sĩ quan, trực tiếp chịu trách nhiệm huấn luyện, thiết kế đồng phục, và đào tạo quân sĩ. Pháo binh được cải tiến, và các chiến thuật mới, dựa trên mô hình Phổ, được thông qua và giảng dạy. Năm 1763, Hải quân chỉ còn 47 tàu và 20 chiếm hạm hạng nhì, nhỏ hơn ba lần so với Hải quân Hoàng gia Anh. Vì thế ông cho đóng tàu lớn để có được 80 tàu và 45 chiếm hạm hạng nhì mới.[61]

Trục xuất linh mục dòng Tên (1764)

Louis XV in 1763

Năm 1764, bởi sự xúi giục của Nghị viện, Madame Pompadour và Thượng thư Ngoại giao, Quận công de Chosieul, Louis quyết định trục xuất các linh mục dòng Tên ra khỏi Pháp. Dòng tên ở Pháp gồm 3.500 người; họ có 150 trụ sở ở Pháp, bao gồm 85 trường đại học, được xếp vào hạng tốt nhất ở Pháp; những sinh viên tốt nghiệp từ những trường này bao gồm VoltaireDiderot. Người Giải tội của nhà vua, chức danh có từ thời Henri IV, thuộc dòng Tên. Sự chống đối với dòng tên bắt đầu năm 1760 tại các Nghị viện địa phương, nơi phe Gallican, một chủ nghĩa chống lại một số nguyên tắc của Giáo hội đương thời, chiếm thế lực lớn. Để chống lại dòng Tên, họ đưa ra lý lẽ là dòng này không phụ thuốc vào quyền vua và hệ thống giáo đường và nhà thờ ở Pháp. Dòng Tên đã bị trục xuất khỏi Bồ Đào Nha và thuộc địa Brasil năm 1759 vì xung đột với chính phủ và hệ thống giáo hội ở đó..[62]

Ở Pháp, Nghị viện phát động đàn áp dòng Tên. Ngày 12 tháng 2 năm 1762, Nghị viện Rouen tuyên bố đặt dòng Tên ra ngoài vòng pháp luật, cấm họ vào triều làm quan hoặc đi dạy học, và yêu cầu họ thề bỏ đi đức tin của mình. Giữa tháng 4 và tháng 9 năm 1762, các Nghị viện của Rennes, Bordeaux, Paris và Metz cũng tham gia vào, tiếp theo vào năm 1763 tại Aix, Toulouse, Pau, Dijon và Grenoble. Đến cuối năm chỉ còn Nghị viện xứ Besançon, Douai, và chính phủ ở Colmar, Flanders, Alsace và Franche-Compté, thêm Công quốc Lorraine, do phụ thân của hoàng hậu là Stanisław trị vì, vẫn ủng hộ dòng Tên.[63]

Chiến dịch chống lại dòng Tên khiến hoàng gia bị chia rẽ; thái tử, các công chúa cùng Hoàng hậu ủng hộ dòng Tên, còn Madame de Pompadaour, người có ảnh hưởng lớn trong triều và bị dòng Tên chỉ trích nặng nề, muốn đuổi họ. Nhà vua do sự và tuyên bố rằng hai năm sau ông sẽ quyết định theo ý của riêng mình. Dòng Tên rời đi, và được chào đón ở Phổ và Nga. Sự ra đi của các linh mục dòng Tên làm suy yếu hệ thống nhà thờ, và đặc biệt là làm suy yếu quyền lực của nhà vua, giống như ở một vương quốc lập hiến, đã ra lệnh trên danh nghĩa của Quốc hội thay vì của riêng mình.[64]

Sự chống đối từ Nghị viện

Dưới thời Choiseul, nhiều Nghị viện tỉnh vẫn tuyên thệ trung thành với vương quyền, song từ chối tuân theo ý của người quản lý vua hay các thứ thuế mới. Nghị viện Franche-Comté ở Besançon từ chối thu thuế vingtieme do nhà vua ban để tài trợ cho chiến tranh, tuyên bố rằng chỉ có Nghị viện mới có thể áp thuế. Triều đình ngay lập tức sa thải Chủ tịch Nghị viện và tiến hành quản thúc tại gia đối với họ. Nghị viện Normandy liền ủng hộ Nghị viện Besançon; bằng việc viết ra những nội dung có lời lẽ châm biếm nhà vua vào ngày 5 tháng 7 năm 1760, tuyên bố Nghị viện là đại diện của tất cả các giai cấp: "Một quốc vương, một luật pháp, một Nghị viện; luật pháp của vương quốc là một hiệp ước thiêng liêng của liên minh các giai cấp với quốc gia Pháp; hợp đồng mệnh lệnh nhà vua phải cai trị và dân chúng phải vâng theo Công Lý, không ai ngoài Đức Chúa Trời có thể buộc Bệ hạ phải tuân theo bản hiệp định thiêng liêng này... nhưng chúng tôi có thể yêu cầu Ngài, với lòng tự trọng, hãy giữ lời hứa." Nhà vua cảm thấy rất quá đáng. Ông đáp lại vào ngày 31 tháng 1 năm 1761 rằng khiếu nại của Nghị viện đã "chứa đựng các nguyên tắc sai lầm và đi ngược với thẩm quyền của Trẫm và với những từ ngữ không đứng đắn, đặc biệt liên quan đến Bộ trưởng của trẫm người sẽ giải thích cho các người những mong muốn của ta... và Trẫm trả lại thư này cho các ngươi."[65] Các thành viên Nghị viện Besançon vẫn bị quản thúc.

Nghị viện Bordeaux thậm chí còn đi xa hơn trong cuộc chiến chống lại triều đình; năm 1757 họ đã đưa ra cáo buộc tham nhũng chống lại các thành viên chính phủ ở Bergerac, được bổ nhiệm bởi Hội đồng hoàng gia của nhà vua. Khi Hội đồng hoàng gia tiến hành ngăn cản, Nghị viện viết thư phản hồi với nhà vua, tuyên bố, "Thánh thượng, Nghị viện của người không thể công nhận bất kì thế lực nào trung gian giữa nó và người; không, Hội đồng của người không thể có thẩm quyền trên được Nghị viện."[65]

Tài chính và chính phủ yểu mệnh Silhouette

Cuộc chiến tranh kéo dài làm cạn kiệt Ngân khố; khi Pháp không những phải chăm lo cho quân đội của mình mà còn phải tài trợ cho các đồng minh; năm 1759 Pháp chi 19 triệu livres cho các đồng minh, khi Choiseul lên nắm quyền thì giảm 1/3 (1761).[66] Thượng thư bộ Tài chính mới, Étienne de Silhouette đã áp các thứ thuế mới nhắm vào bọn nhà giàu; thuế ngựa, xa, lụa, tranh vẽ, cà phê và những món xa xỉ khác. Các thuế mới làm mất lòng bọn nhà giàu; Silhouette bị sa thải sau 8 tháng.[67] Vua tuyên bố rằng rằng ông đã đem tài sản của mình vào ngân khố, làm nó tan chảy ra và biến thành tiền.[67]

Thượng thư Tài chính mới, Henri Bertin, do Madame Pompadour tiến cử, được tấn phong ngày 23 tháng 11 năm 1759, giảm những thứ thuế xa xỉ của người tiền nhiệm, thay vào đó thay vào đó đề xuất mở rộng đối tượng đóng thuế badyo gồm những tầng lớp đã bị loại khỏi danh sách nộp thuế, kiểm kê tài sản tầng lớp quý tộc. Một lần nữa, Nghị viện nổi dậy ở Norman và các tỉnh khác. Một lần nữa, nhà vua nghe theo Madame de Pomapdour và các đồng minh; thu hồi Nghị định, Bertin bị cách chức, các khoản thuế không được mở rộng và không thu thuế mới; còn nợ vẫn ngày càng chất chồng.[68]

Ngoại giao – kết thúc bảy năm chiến tranh

Chiến tranh với Anh vẫn tiếp diễn sau cái chết của vua George II ngày 25 tháng 10 năm 1760; Thủ tướng Anh, William Pitt từ chối đề xuất đàm phán của Pháp. Ngày 15 tháng 8 năm 1761, Pháp, Tây Ban Nha, Napoli và Parma, liên minh các vương quốc của gia tộc Bourbon, kí vào "Hiệp định gia đình" thứ nhất cam kết hỗ trợ lẫn nhau nếu bất kì bên nào bị tấnc ông. Cùng lúc đó, họ kí một hiệp ước bí mật với Carlos III của Tây Ban Nha cho phép Tây Ban Nha tuyên chiến với Anh nếu chiến tranh chưa kết thúc trước tháng 5 1762. Nghe được tin này, William Pitt muốn lập tức tuyên chiến với Tây Ban Nha, nhưng tân vương của Anh, George III, không nghe. Quân của Friedrich Đại Đế của Phổ đã quá mệt mỏi sau cuộc chiến trường kì với Áo và Nga, nhưng Friedrich được cứu bởi cái chết bất ngờ của Nữ hoàng Elizaveta của Nga năm 1762, và người kế ngôi là Pyotr III, là một ông vua thân Phổ.

Choiseul tiếp quản quyền chỉ huy quân đội vào tháng 10 năm 1761, và ông ta muốn tiến hành tấn công để kết thúc chiến tranh ở thế thắng. Ông thuyết phục Nghị viện và các Sở thương mại ở các thành phố cho phép làm tàu chiến, tái cơ cấu Hải quân. Quân Pháp tiến đánh Phổ và Tây Ban Nha, theo minh ước, tiến công vào Bồ Đào Nha, đồng minh của Anh. Tuy nhiên, một lần nữa, cuộc tấn công vào Hess-Kassel của Pháp gặp thất bại trước quân Phổ, và quân Tây Ban Nha đánh Bồ Đào Nha vô công mà về; và người Anh nắm lấy cơ hội đổ bộ lên Martinique và xâm chiến thuộc địa Cuba của Tây Ban Nha. Choiseul quyết định kết thúc chiến tranh. Đàm phán sơ bộ diễn ra tại Cung điện Fontainebleau ngày 3 tháng 11 năm 1762, kết thúc xung đột giữa Anh - Pháp - Tây Ban Nha. Hiệp ước chính thức được kí ở Paris ngày 10 tháng 2 năm 1763. Kết quả cuộc chiến; Pháp mất các thuộc địa ở Tây Ấn; Marie Galante, Tobago và La Desiderade, nhưng nhận lại từ Anh các đất Guadaloupe, Martinique, và Santa Lucia, vì các đồn điền của người Pháp ở đây được coi là đắt giá nhất trong số đồn điền ở các thuộc địa. Tại thuộc địa Canada, France chỉ giữ lại Đảo Cape Breton và vùng sông Saint-Laurence; thung lũng Ohio, và các lãnh thổ bờ tây sông Mississippi. Louis chính thức phê chuẩn Hiệp ước ngày 23 tháng 2; cùng ngày hôm đó tượng của ông được trưng bày tại Cung điện Louis XV (nay là Cung điện de la Concorde)[69]

Cái chết con nhân tình, con và vợ

Madame de Pompadour, họa phẩm của François-Hubert Drouais (1763-64)

Mùa đông 1763 - 1764 thật khắc nghiệt; Madame de Pompadour bị viêm phổi và chết ngày 15 tháng 4. Nhà vua bị ảnh hưởng sâu sắc, nhưng theo quy định của triều đình, ông không thể đến dự tang lễ, bởi vì đẳng cấp của hai người chênh lệch, và mọi chuyện trong triều vẫn phải tiến hành như thường. Có những người trở thành ứng viên thay thế cho Madame de Pompadour; đặc biệt là Nữ công tước xứ Gramont, chị của Choiseul, nhưng nhà vua không quan tâm đến người tình mới, và tháng 2 năm 1765, ông đóng cửa Parc-aux-Cerfs, nơi mà trước đây ông đã gặp tình nhân nhỏ của mình.[70]

Sự chống đối của Nghị viện vẫn tiếp tục. Các Nghị viện tỉnh lại xung đột với Nghị viện Paris, nơi đại diện chân chính cho đất nước. Tháng 3 năm 1764, Nghị viện Navarra đóng tại Pau, tỉnh nhỏ nhất, từ chối công nhận thẩm quyền thu thuế của Hội đồng của nhà vua. Nhà vua hành động, bắt giữ và thay chức Chủ tịch và các thành viên hàng đầu của Nghị viện, thay vào đó là những người trung thành với hoàng gia. Nghị viện Toulouse, Besançon và Rouen phản đối, vua không nghe. Năm 1765, Nghị viện Bretagne ở Renis bác bỏ thẩm quyền áp thuế từ triều đình mà không có sự đồng ý của Nghị viện. Vua triệu tập Nghị viện đến Versailles, và thuyết phục họ. Song không có hiệu quả; khi nhà vua cho dán sắc lệnh lên tường nhà ở các đường phố Rennes, Nghị viện liền cho người gơ xuống. Nhà vua xuống chiếu cấm các thành viên Nghị viện rời Rennes, và các thẩm phán ở Nghị viện liền đình công.[70]

Năm 1765 kết thúc với một bi kịch cho hoàng gia; thái tử mắc bệnh lao. Anh ta đến gặp nhà vua tại Cung điện Containebleau. Thái tử thăng hà ngày 20 tháng 10 năm 1765. Người thừa kế sau đó là con trai Thái tử, vị vua tương lai Louis XVI, đã gần đến tuổi trưởng thành, nhưng cái chết của thái tử ảnh hưởng sâu sắc đến nhà vua. Ông viết trong di chiếu, rằng: "Nếu trẫm có lỗi, không phải lỗi đó là do cố ý, mà là do thiếu tài năng, và không nhận được sự phò tá như trẫm mong muốn, đặc biệt là trong vấn đề tôn giáo."[71]

Hoàng hậu đau buồn sâu sắc với các chết của Thái tử năm 1765, và cái chết của cha bà năm 176, sau đó là con rể. Bà nhuốm bệnh và mất ngày 24 tháng 6 năm 1768.[72]

"Cái đánh bằng roi" của Nghị viện

Tháng 1 năm 1766, trong khi nhà vua còn khóc tang thái tử, Nghị viện Bretagne lại phản đối thu thuế. Khi ông tỏ ra phớt lờ, Nghị viện Rennes và Nghị viện Rouen lại dâng thư, phàn nàn rằng vua bỏ phớt lờ "lời ông đã thề trước quốc gia trong ngày gia miện." Khi nhà vua nghe tới đoạn này, ông ngắt lời người đọc và tuyên bố cáo buộc này là sai; ông chỉ thề trước mỗi chúa, không phải trước quốc gia. Đó là uy quyền của hoàng gia. Tháng 3 năm 1766, chỉ vài giờ sau khi thông báo, ông đích thân đi từ Versailles đến gặp Nghị viện Paris ở Cung điện de la Cité và xuất hiện trước mặt các thành viên. Trong thông điệp của mình, ông tuyên bố: "Trẫm là quân vương có đầy đủ thực quyền, không phụ thuộc hay chia sẻ với ai hết. Trật tự xã hội là từ ta mà ra... "[73] Bài phát biểu, liền bị báo chí cho là "cái đánh bằng roi," và lưu hành khắp trong các cấp chính quyền. Xung đột giữa Nghị viện và Nhà vua kéo dài rất lâu, song không được giải quyết.[74]

Madame du Barry

Madame du Barry, họa phẩm của François-Hubert Drouais (c. 1770)

Sau cái chết của Madame de Pompadour, nhiều phụ nữ trong triều tìm cơ hội thay thế vị trí bà ta, bao gồm Công nương xứ Gramont, chị của Quận công Choiseul, nắm quyền lực như thừa tướng trong triều khi đó. Tuy nhiên, nhà vua lại quay qua sủng ái Jeanne Bécu, Nữ Bá tước du Barry. Bà nhỏ hơn vua tới 33 tuổi. Là con ngoài hôn thú của Anne Bécu, một thợ may.[75] Bà được nuôi dạy nởi Dames de Sacre-Coeur, và từng làm rất nhiều nghề như trợ lý cửa hàng và nhà thiết kế thời trang trước khi trở thành người tình của Bá tước tự xưng, Jean du Barry. Bà mở một salon, thu hút rất nhiều học giả và quý tộc. Vì Jean du Barry đã kết hôn, nên để bảo vệ danh dự, bà được gả cho em trai ông ta, Guillaume, một người lính đã giải ngũ. Họ kết hôn ngày 1 tháng 9 năm 1768 và sau đó, Guillaume dọn về nhà mình ở Languedoc mà không qua đêm với vợ.[76] Qua môi giới là một là quý tộc, bà được mời đến Versailles, nơi Nhà vua gặp và bị bà hớp hồn. Ông mời bà tới Fontaineblau, sau đó đề nghị bà chuyển đến Cung điện Versailles. Sự xuất hiện của bà ở triều khiến Quận công de Choiseul bị nhục nhã ê chề, còn phe chống đối với ông thì vui mừng.

Đối với việc du Barry có mặt trong triều, bà được giới thiệu như một nhà quý tộc. Bá tước già de Béarn thuyết phục giới thiệu bà trước mọi người, đó là vào ngày 22 tháng 4 năm 1769. Không có phụ nữ nào trong triều đến tham dự, và chính de Choiseul bày tỏ sự không hài lòng của mình bằng cách mở một buổi lễ ngày hôm sau, tại đó cả triều, ngoại trừ du Barry, đến dự.[76]

Nhà vua sớm cho bà ở Cung Verssailles, và năm 1771 trao cho bà Pavillon de Louveciennes mới xây. Choiseul tỏ ra ác cảm với DuBarry, ngoài ra Marie Antoinette, người vừa đến in Versailles và kết hôn với Thái tôn vào ngày 16 tháng 5 năm 1770, cũng chẳng ưa bà. Marie mô tả về Nữ Bá tước như sau "Một sinh vật ngu xuất và ngớ ngấn khó tưởng tượng được". Tuy nhiên, nhà vua vẫn giữ du Barry bên mình cho đến những ngày cuối cùng mới đuổi đi trước lúc xưng tội. Sự có mặt của du Barry tại triều khiến các tầng lớp quý tộc bất mãn. Ngoài triều đình, phe chống đối vương quyền trong Nghị viện lợi dụng sự có mặt của bà để công kích nhà vua. Bà là mục tiêu của hàng chục những tờ rơi chỉ trích, cáo buộc bà về các hành vi vô đạo đức.[76] Mấy mươi năm sau, dưới Thời kì Khủng bố trong Cách mạng Pháo, Nữ Bá tước bị phái Jacobins coi như một biểu tượng đáng ghét của chế độ cũ; bà bị chém đầu vào ngày 8 tháng 12 năm 1793.[77]

Mở rộng lãnh thổ: Lorraine và Corse

Lãnh thổ Pháp được mở rộng lần cuối trước cuộc Cách mạng qua hai sự kiện; Công quốc Lorraine, do nhạc phụ nhà vua, Stanisław trị vì, sáp nhập vào Pháp sau cái chết của ông ta, và chính phủ Pháp tiếp nhận đất này vào ngày 27-28 tháng 3 năm 1766. Việc thu phục Corse phức tạp hơn. Hòn đảo này trước thuộc Cộng hòa Genoa, nhưng sự độc lập của Cộng hòa Corse được tuyên bố năm 1755 bởi Pasquale Paoli, và các cuộc nổi dậy diễn ra ở khắp đảo. Cộng hòa Genoa không có đủ quân để chinh phục hòn đảo, cho phép Louis gửi quân Pháp để chiếm các cảng và các thành phố lớn, để hòn đảo không rơi vào tay người Anh. Khi chiến tranh kết thúc, hòn đảo này đã chính thức được trao cho nước Pháp theo Hiệp ước Versailles ngày 19 tháng 5 năm 1768. Louis gửi 27.000 quân đàn áp phiến quân Corse. Tháng 5 năm 1769, cuộc nổi dậy ở Corse bị đánh bại tại Trận Ponte Novu, và Paoli lưu vong sang Anh. Năm 1770 đảo này chính thức trở thành một tỉnh của Pháp.[78]

Thương mại, Nông nghiệp và tin đồn "Hiệp định chết đói"

François Quesnay, bác sĩ và nhà kinh tế

Hai người có ảnh hưởng lớn đến chính sách kinh tế của Nhà vua. François Quesnay là nhà kinh tế học nổi tiếng của Pháp. Ông là bác sĩ riêng của vua, từng chữa trị cho Madame de Pompadour, nhưng cũng là nhà lý luận kinh tế, có bài viết, "Tableau Economique" (1758), được Nhà vua và triều đình chú ý: Louis gọi ông ta là "nhà tư tưởng của ta." Học trò của ông gồm Hầu tước de MirabeauAdam Smith. Ông cũng là một nhà phê bình các hoạt động của chính phủ, và đưa ra thuật ngữ "quan liêu" (nghĩa đen "Chính phủ của những cái bàn"). Người kia là học trò của ông, Thượng thư bộ Thương mại, Jacques Claude Marie Vincent de Gournay. Hai người chủ trương loại bỏ những hạn chế trong nền kinh tế, khuyến khích mở rộng sản xuất và thương mại. Câu khẩu ngữ nổi tiếng của De Gournay, laissez faire, laissez passer ("nó được làm, để nó thông qua") về sau trở thành khẩu hiệu của một trường học kinh tế thị trường tự do.[79]

De Gournay và Quesnay đề xuất một kế hoạch cụ thể để tự do hoá thị trường nông nghiệp vốn được kiểm soát chặt chẽ nhằm khuyến khích sản xuất, cạnh tranh và hạ giá. Theo các nguyên tắc của Quesnay và de Gournay, Thượng thư bộ Tài chính của Louis, Henri Bertin, lập ra Hiệp hội Nông nghiệp mới và Ủy ban Nông nghiệp trong chính phủ, tương đương với các hiệp hội hỗ trợ thương mại. Tháng 5 năm 1763 Bertin ban hành một chỉ thị cho phép lưu thông ngũ cốc mà không thu thuế. Tháng 8 năm 1764, Bertin lại cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ 27 cảng của Pháp, sau đó mở rộng lên 36. Đồng thời ông lập một khu vực rộng lớn quanh Paris, ở đó ngũ cốc chỉ được dành cho người Paris, và thiết lập mức tối đa cho giá ngũ cốc, nếu mà nó được thông qua sẽ đình trệ quá trình xuất khẩu.[80]

Chính sách giải phóng giá ngũ gốc có hiệu quả trong những năm đầu, dẫn đến thương mại phát triển và giảm giá thành, nhưng sau những năm sản xuất kém như 1766, 17671768 thì giá lại tăng. Phần lớn Nghị viện, ở các khu vực sản xuất ngũ cốc, ủng hộ chính sách, nhưng những vùng khác, bao gồm cả Paris và Rouen, chỉ trích mạnh mẽ. Tại những thành phố này rộ lên tin đồn hoang đường về "Hiệp định chết đói", được cho là âm mưu của chính phủ nhằm cố ý hạ gục và tiêu diệt những người nghèo. Đây là một trong những yếu tố xách động cho cuộc Cách mạng Pháp.[81]

Chuẩn bị tái chiến với Anh

Quận công de Choiseul đã dành tất cả nỗ lực và tâm huyết để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mới với Anh. Năm 1764, tại một ngôi trường cũ của dòng Tên đã đóng cửa, ông mở một trường huấn luyện quân sự, đào tạo sinh viên cho Học viện quân sự vừa thành lập. Năm 1769, ông nâng cấp trường Naval lên chuẩn Học viện hoàng gia, đào tạo sĩ quan cho hạm đội hải quân mới. Cùng năm đó ông lập một trường kĩ thuật quân sự. Ông cấp cho Hải quân hàng trăm khẩu pháo mới, được dùng trong những trận đại thắng mấy thập kỉ sau thời Cách mạng PhápChiến tranh Napoleon. Dựa theo mô hình ở Phổ, ông cải cách học thuyết quân sự, theo đó nhà nước chứ không phải các sĩ quan phải có trách nhiệm huấn luyện và trang bị vũ khí cho quân lính. Phần lớn tàu của Hải quân Pháp bị chìm hoặc bị người Anh bắt trong Chiến tranh Bảy năm. Ngoài các xưởng công binh của hải quân hiện có ở Toulon, Brest và Rochefort, ông mở thêm hai xưởng nữa ở Marseille (1762) và Lorient (1764). Các xưởng bắt đầu đóng thêm tàu; năm 1772, Hải quân có 66 tàu chở hàng, 35 chiếm hạm hạng hai và 21 tàu hộ tống mới.[82] Ông và các đồng minh trong chính phủ lập kế xâm lược Anh quốc, và chính phủ bắt cầu tìm cách để gây chiến với Anh. Khi Quận công de Broglie biết rằng người Anh đang định thực hiện thu thuế đối với dân thuộc địa ở châu Mỹ, ông viết cho nhà vua: "Thần rất tò mò để biết kết quả sẽ ra sao, và liệu hành động của họ có dẫn đến một cuộc cách mạng ở các thuộc địa không."[83]

Choiseul kết hợp chuẩn bị lực lượng và tìm kiếm đồng minh. Pacte de Famille tức Hiệp ước gia đình, giữa Pháp với các nước do vua nhà Bourbon trị vì; Tây Ban Nha, NapoliToscana. Choiseul dành toàn bộ sự chú ý vào nước Anh như kẻ thù trong tương lai mà không để ý gì đến phần còn lại của châu Âu. Ông không cử đại sứ ở Ba Lan, Phổ hay Nga trong suốt thời kì này, và đứng ngoài khi Nga đặt ứng viên của mình cho ngôi Vua Ba Lan, và khi Nga - Thổ giao chiến (1768 - 1770).[84]

Sa thải Choiseul

Xung đột mới giữa Anh và Tây Ban Nha về tranh chấp đảo Falkland năm 1770 dẫn đến thất bại của Choiseul. Người Anh lập một khu định cư tại đảo, nơi Tây Ban Nha cũng tuyên bố chủ quyền. Vào đầu năm 1770, Toàn quyền Tây Ban Nha ở Buenos Aires gửi năm tàu chiến cùng quân lính đến đảo, ra lệnh cho người Anh rời đi. Người Anh chuẩn bị khởi hành. Khi tin tức đến London, chính phủ Anh cũng yêu cầu phía Tây Ban Nha rút quân. Cả hai bên bắt đầu chuẩn bị cho chiến tranh.

Khả năng xảy ra một cuộc chiến mới khi Pháp đang trải qua xung đột nội bộ giữa nhà vua và Nghị viện Bretagne, Nghị viện một lần nữa lại từ chối lệnh áp thuế của nhà vua. Vua liền gửi thư đáp lời người em họ, Carlos III của Tây Ban Nha, người không mong muốn chiến tranh, rằng, "Sự êm dịu và kiên nhẫn đã dẫn Quả nhân đến ngày nay, nhưng Nghị viện của Quả nhân, lại tìm cách hạn chế, quên rằng chúng đang cố tranh biện về quyền lực của quân vương mà chúng ta có được theo ý của Chúa. Quả nhân quyết định làm theo ý của riêng mình bằng tất cả những phương kế sẵn có..." Ngày 24 tháng 12, nhà vua gửi một lá thư ngắn cho Choiseul, cách chức của ông ta và buộc ông ta về nghỉ hưu tại nhà ở Chateloup. Một lá thư tương tự được gửi cho người anh em họ của ông. Choiseul xin thêm hai ngày để giải quyết những công việc còn lại, Nhà vua không theo. Giải thích về quyết định này trong lá thư gửi cho Quận công de Broglie, nhà vua cho rằng, "Chính sách của Choiseuls quá trái với tôn giáo, và do đó trái với quyền lực hoàng gia."[85]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Louis XV của Pháp http://www.histoire-et-secrets.com/articles.php?ln... http://rouvroy.medusis.com/docs/1215.html?qid=sdx_... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12282451x http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12282451x http://www.idref.fr/027317463 http://id.loc.gov/authorities/names/n50080622 http://d-nb.info/gnd/118729438